Skip to content
Quick exitFirst NationsTranslationsGet helpSearch

Sơ lược về quyền của quý vị

Nước Úc tự hào là một quốc gia công bằng. Tiếc thay, đôi khi có những người bị đối xử bất công chỉ vì ngoại hình, nguồn gốc hoặc niềm tin. Tiểu bang Victoria có nhiều luật nhằm bảo vệ cho người dân không bị đối xử bất công và Ủy hội Cơ hội Bình đẳng và Nhân quyền Victoria (the Victorian Equal Opportunity and Human Rights Commission) giúp cho những người bị đối xử bất công. Hãy tìm hiểu về quyền của quý vị và làm thế nào chúng tôi có thể giúp quý vị.

An older Vietnamese couple work together on a laptop.
Sơ lược về Ủy hộiSơ lược về quyền của quý vịChúng tôi có thể giúp quý vịLiên lạc với chúng tôi

Phân biệt đối xử là gì?

Luật về việc phân biệt đối xử của tiểu bang Victoria là Equal Opportunity Act 2010 (Đạo luật Cơ hội Bình đẳng 2010).

Phân biệt đối xử là khi quý vị bị đối xử bất công hoặc khác biệt vì đặc điểm cá nhân – chẳng hạn như tuổi tác, giới tính, chủng tộc hoặc khuyết tật.

Theo luật việc đối xử bất công là “sai trái”.

Tại tiểu bang Victoria, đây là hành vi trái pháp luật khi đối xử với quý vị một cách sai trái vì:

Khi nào việc phân biệt đối xử là vi phạm luật

Phân biệt đối xử là trái với pháp luật khi sự việc xảy ra trong xã hội. Luật không áp dụng cho hành vi riêng tư, chẳng hạn như sự việc nào đó xảy ra tại nhà. Phân biệt đối xử là vi phạm luật khi sự việc xảy ra trong xã hội. Trong xã hội bao gồm:

  • tại nơi làm việc
  • tại các cửa hàng hoặc nhà hàng
  • khi sử dụng một dịch vụ, chẳng hạn như ngân hàng hoặc bảo hiểm
  • tại trường học, TAFE hoặc trường đại học
  • tại nhà thuê hoặc phòng trọ
  • tại một khách sạn hay địa điểm cắm trại
  • tại bệnh viện hoặc nơi chăm sóc sức khỏe, chẳng hạn như bác sĩ địa phương
  • tại các buổi thể thao
  • tại các câu lạc bộ
  • khi quý vị làm việc với cảnh sát, tòa án hoặc các bộ của chính phủ
  • khi quý vị sử dụng phương tiện vận chuyển công cộng, xe tắc-xi hoặc đi chung xe.

Quý vị có thể làm gì nếu bị phân biệt đối xử

Hãy tìm hiểu chúng tôi có thể giúp ra sao nếu quý vị bị phân biệt đối xử

Quấy nhiễu tình dục là gì?

Luật về quấy nhiễu tình dục là Đạo luật Cơ hội Bình đẳng 2010 (Equal Opportunity Act 2010) của tiểu bang Victoria.

Quấy nhiễu tình dục nghĩa là hành vi liên quan đến tình dục mà không có sự đồng ý. Hành vi này có thể bao gồm:

  • sờ mó hoặc nhìn chằm chằm
  • đòi hỏi quan hệ tình dục hoặc hẹn hò
  • bình phẩm hoặc hành vi liên quan đến tình dục
  • đùa cợt khiếm nhã liên quan đến tình dục
  • gởi email, tin nhắn hoặc đăng lên mạng truyền thông xã hội
  • video hoặc hình ảnh.

Quấy nhiễu tình dục là khi có hành vi làm cho một người cảm thấy bị xúc phạm, xấu hổ hoặc hăm dọa, và người thực hiện hành vi đó có thể cho thấy sự việc sẽ xảy ra.

Ví dụ như: Sara làm tình nguyện cho một tổ chức cộng đồng. Cô thích thú với công việc nhưng không thích kiểu người quản lý luôn ôm những tình nguyện viên nữ vào cuối ca làm. Cô đã yêu cầu người quản lý chấm dứt nhưng ông ta vẫn tiếp tục. Sara có thể khiếu nại về hành vi quấy nhiễu tình dục vì tình nguyện viên được luật pháp bảo vệ.

Khi nào thì hành vi quấy nhiễu tình dục trái pháp luật

Hành vi quấy nhiễu tình dục tại một số nơi trong sinh hoạt xã hội là trái pháp luật, bao gồm:

  • tại nơi làm việc, ngay cả quý vị là tình nguyện viên hay người học việc không lương
  • tại trường học
  • nhận hoặc sử dụng các dịch vụ
  • thuê nhà hoặc nơi trọ khác
  • tại các cửa hàng.

Một số hình thức quấy nhiễu tình dục cũng có thể là có tội theo luật hình sự, chẳng hạn như:

  • công xúc tu sĩ
  • lén theo dõi hoặc tấn công tình dục
  • ăn nói tục tĩu hoặc hăm dọa, chẳng hạn như gọi điện thoại, gởi thư, email, tin nhắn và đăng lên mạng truyền thông xã hội.

Quý vị có thể làm gì nếu bị quấy nhiễu tình dục

Hãy tìm hiểu chúng tôi có thể giúp ra sao nếu quý vị bị quấy nhiễu tình dục

Nếu hành vi có tính nghiêm trọng và cảm thấy mình bị nguy hiểm quý vị có thể gọi cảnh sát qua số 000.

1800 Respect cũng có thể trợ giúp và tư vấn. Điện thoại số 1800 737 732 hoặc nói chuyện với thông dịch viên bằng cách gọi số 13 14 50.

Bị phỉ báng vì lý do chủng tộc và tín ngưỡng là gì?

Luật về phỉ báng vì lý do chủng tộc và tín ngưỡng là Đạo luật Khoan dung Chủng tộc và Tín ngưỡng năm 2001 (Racial and Religious Tolerance Act 2001) của tiểu bang Victoria.

Phỉ báng vì lý do chủng tộc và tín ngưỡng là hành vi kích động hận thù đối với một cá nhân hoặc nhóm người vì chủng tộc và tín ngưỡng của họ.

Hành vi có thể cho là phỉ báng vì lý do chủng tộc hoặc tín ngưỡng

Hành vi có thể là phỉ báng bao gồm:

  • nói về chủng tộc hoặc tín ngưỡng của một người theo cách có thể làm những người khác thù ghét hoặc mang họ ra làm trò cười
  • công khai cho rằng một nhóm sắc tộc hoặc tôn giáo nào có liên quan đến những tội phạm ghê gớm, mà không có bất cứ bằng chứng nào
  • lặp đi lặp lại lời nói đáng sợ hoặc hành hung vì chủng tộc hoặc tôn giáo của người khác
  • kích động bạo lực đối với những người thuộc một chủng tộc hoặc tôn giáo cá biệt nào, hoặc phá hoại tài sản của họ
  • kích động mọi người thù ghét một nhóm sắc tộc hoặc tôn giáo nào bằng những tờ rơi, nhãn dán, bích chương, video, lời phát biểu hoặc ấn phẩm, hoặc trang mạng, email hoặc mạng truyền thông xã hội.

Hành vi cho phép một người phỉ báng những người khác cũng phạm luật.

Ví dụ như: Michael là người đạo Hồi và khiếu nại một mạng xã hội đăng tài liệu có tính xúc phạm kích động mọi người thù ghét người đạo Hồi. Điều này có thể là hành vi phỉ báng chủng tộc hoặc tín ngưỡng.

Hành vi không phải là phỉ báng chủng tộc hoặc tín ngưỡng

Một số hành vi có thể không phải là phỉ báng, như là:

  • phê phán một tôn giáo, hoặc tranh luận về ý tưởng chủng tộc hoặc tín ngưỡng, theo cách không kích động người khác thù ghét các nhóm sắc tộc hoặc tôn giáo
  • một bản tường thuật của truyền thông về những hành động kỳ thị chủng tộc
  • những hành động xúc phạm những người thuộc một chủng tộc hoặc tôn giáo cá biệt, nhưng không kích động những người khác thù ghét, không tôn trọng hoặc đối xử tồi tệ với họ.

Dù hành vi này có thể không phải là phỉ báng nhưng cũng có thể là phân biệt đối xử nếu xảy ra trong một trong những nơi trong xã hội được ấn định trong Đạo luật Cơ hội Bình đẳng.

Ví dụ như: Ranjit khiếu nại là một tài xế xe buýt địa phương hỏi anh từ quốc gia nào đến, bảo anh ra ngồi phía sau xe buýt và khi anh đi ngang qua thì ông ta khịt khịt mũi một cách khinh miệt. Đây không phải là phỉ báng vì chủng tộc hay tín ngưỡng nhưng Ranjit có thể khiếu nại về hành vi kỳ thị chủng tộc.

Quý vị có thể làm gì nếu bị phỉ báng vì lý do chủng tộc hoặc tín ngưỡng

Hãy tìm hiểu chúng tôi có thể giúp ra sao nếu quý vị bị phỉ báng vì lý do chủng tộc hoặc tín ngưỡng

Nếu hành vi có tính nghiêm trọng và cảm thấy mình bị nguy hiểm quý vị có thể gọi cảnh sát qua số 000.

Trù dập là gì?

Trù dập là phạm pháp. Điều này nghĩa là một người nào đó bị đối xử tệ hại vì họ:

  • nộp đơn khiếu nại hoặc ai đó nghĩ rằng họ có thể nộp đơn khiếu nại
    giúp người khác nộp đơn khiếu nại
  • tranh đấu cho quyền của họ theo Đạo luật Cơ hội Bình đẳng hoặc Đạo luật Khoan dung Chủng tộc và Tín ngưỡng
  • đã không làm điều gì có tính phân biệt đối xử, quấy nhiễu tình dục hoặc phỉ báng vì lý do chủng tộc và tín ngưỡng.

Ví dụ như: cấp trên của Mikala cảnh cáo cô vì cô làm người chứng cho người bạn đồng nghiệp trong việc khiếu nại vì bị kỳ thị chủng tộc.

Hãy tìm hiểu chúng tôi có thể giúp ra sao nếu quý vị bị trù dập

Nhân quyền của tôi được bảo vệ ra sao?

Hiến chương Nhân quyền và Trách nhiệm là luật của tiểu bang Victoria, đề ra những quyền cơ bản, tự do và trách nhiệm của tất cả cư dân ở tiểu bang Victoria. Hiến chương này ấn định mối quan hệ giữa chính phủ và người dân mà họ phục vụ.

Theo Hiến chương, quý vị có quyền vui hưởng văn hóa của mình, sinh hoạt theo tôn giáo của mình và nói ngôn ngữ của mình. Quyền này áp dụng cho tất cả nguồn gốc văn hóa, tín ngưỡng, chủng tộc hoặc ngôn ngữ.

Chúng tôi có thể cung cấp cho quý vị thông tin về Hiến chương nhưng chúng tôi không xử lý những khiếu nại liên quan đến Hiến chương.

Nếu quý vị nghĩ rằng mình bị một cơ quan công quyền vi phạm nhân quyền của mình – quý vị nên liên lạc với Victorian Ombudsman qua số (03) 9613 6222 hoặc 1800 806 314 (chỉ cho vùng nông thôn tiểu bang Victoria).

Nếu quý vị muốn khiếu nại về hành vi của cảnh sát, hãy liên lạc với Independent Broad-based Anti-corruption Commission qua số 1300 735 135.

Was this page helpful?
Please select Yes or No and the second form section will appear below:

Address
Level 3, 204 Lygon Street Carlton Victoria 3053

General enquiries
enquiries@veohrc.vic.gov.au

Reception
1300 891 848

Enquiry line
1300 292 153 or (03) 9032 3583

Interpreters
1300 152 494

NRS Voice Relay
1300 555 727 then use 1300 292 153

Media enquiries
0447 526 642

The Victorian Equal Opportunity and Human Rights Commission acknowledges that we work on the traditional lands of the Wurundjeri people of the Kulin Nation. We also work remotely and serve communities on the lands of other Traditional Custodians.

We pay our respects to their Elders past and present.